Nông dân lười là họ lười lắm. Làm nông nhưng không nhổ cỏ. Trồng rau mà họ cũng không vun đất, cày bừa, lên luống gì cả. Nhà màng cũng không, sâu bọ vẫn cứ ghé thăm.
Nông dân lười trồng trọt kiểu gì?
1 mảnh đất họ trồng thập cẩm loại cây (mà cũng không chắc họ có trồng hết không hay là nhiều thứ tự mọc tự sinh, như cỏ, hoa dại…). Cây cao cây thấp cứ đua chen như 1 đám rừng.
Đây là kiểu trồng theo quy luật mẹ thiên nhiên, và triết lý dẫn dắt đa số họ là Cuộc cách mạng một cọng rơm, lý thuyết trồng vườn rừng, mô hình nông nghiệp bền vững (tự phục hồi tái tạo).
Điểm chung của các lý thuyết này là, cây cối tự do phát triển theo đặc tính di truyền vốn có, dựa theo sự tương thích với môi trường khí hậu, thổ nhưỡng…
Người nông dân chỉ giúp gieo hạt, quan sát tưới nước vào mùa khô hạn, cắt tỉa cỏ, lá… bồi lại vào đất để trả lại mùn cho đất, bón thêm các loại mùn hữu cơ phân hủy từ rau cỏ… để mau tái tạo độ màu mỡ cho đất.
Đến mùa thu hoạch, tùy theo sự hậu đãi của thiên nhiên, có gì thu nấy.
Hiệu quả trồng trọt thuận tự nhiên của nông dân lười
Làm nông như thế, thời gian đầu quả rất bấp bênh cho nông dân.
Tuy nhiên, với mô hình này, 1 nhóm nhỏ có thể canh tác 1 khu vực rộng lớn, và quả ngọt ở những thời gian sau đó, khi cây cối tự tạo thành 1 hệ sinh thái vững mạnh, đất đai được bồi đắp liên tục từ chính cây mọc trên đất.
Giống như lý thuyết trồng cây. Trồng cải ngắn ngày thì chỉ thu cải. Trồng cây ăn quả lâu năm thì lâu ăn nhưng ăn dài dài nhiều năm liền.
Mô hình này đã vực dậy 1 lớp thanh niên 8x 9x, thậm chí 2y, những người trí thức, rành công nghệ, từng ngồi giảng đường đại học, quay lại phát triển nông nghiệp nước nhà. Vừa tạo giá trị mới cho nông sản, vừa tìm kiếm phục hồi các nguồn gen thực vật bản địa vốn đậm mùi vị đặc trưng và mang dinh dưỡng phù hợp cho con người VN.
1 bình luận về “Có 1 Thế Hệ Nông Dân Lười Đang Hình Thành”