Nhân tố Enzyme – Quyển 1

Nhân tố Enzyme – bộ gồm 4 sách, trong đó quyển số 1 là tóm tắt tất cả lý luận về cách ăn uống giàu Enzyme – nhân tố giúp tiêu hóa và hấp thụ chất dinh dưỡng tối đa cho cơ thể người và cả các loài động vật.

Lý luận về Nhân tố Enzyme được giới thiệu và trải nghiệm thật từ bác sĩ Hiromi Shinya. Các quyển sau là minh họa, chi tiết hơn cách thực hành trường phái ăn uống theo Nhân tố Enzyme này.

Nhân tố enzyme Hiromi Shinya



Tên sách: Nhân tố Enzyme

Tác giả: Hiromi Shinya

Dịch giả: Như Nữ

NXB Thế giới – Thái Hà Books

Độ dày: ~200 trang

Mục lục

Tiểu Sử Bác Sĩ Shinya

Bác sĩ Shinya chuyên môn tiêu hóa, với nhiều đóng góp và thành tựu lớn trong ngành y khoa hiện đại, công tác chính tại Mỹ và thỉnh thoảng tại Nhật.

Qua quá trình đồng hành chữa bệnh cho khoảng 300,000 bệnh nhân, cũng như chính bản thân ông đã không hề bị bệnh tật gì từ năm 14 tuổi.

Ông đã đúc kết và chia sẻ lại những phát hiện, và những giả thuyết của ông về cơ thể con người, cách phòng, chữa bệnh.

bác sĩ Hiromi Shinya tác giả sách Nhân tố Enzyme

Nhân Tố Enzyme Là Gì?

Enzyme, chính là nhân tố rất quan trọng duy trì nguồn sống lành mạnh của con người.

Lý luận bác sĩ Shinya đưa ra đó là, nếu thức ăn được thu nạp đúng, hệ tiêu hóa lành mạnh, sẽ cung cấp dinh dưỡng lành mạnh cho các tế bào.

Tế bào nhận được đúng nguyên liệu và nhiên liệu cần thiết để tái tạo mới, tạo nên những tế bào khỏe mạnh.

Chất thải trong quá trình trao đổi chất lại được hệ bài tiết và các vi sinh vật cộng sinh đào thải đúng cách. Suốt quá trình thu nạp – thải ra đó thực hành đúng cách, thì tự khắc cơ thể sẽ khỏe.

Quan trọng nhất là bộ enzyme, tác nhân vào toàn bộ quá trình trao đổi chất này. Và có 1 bộ enzyme diệu kỳ, là nguồn sống xuyên suốt.

Nếu bộ enzyme này hết, thì cuộc sống chấm dứt theo.

Bác sĩ Shinya

Theo tôi, việc tin hay không tin giả thuyết này cũng không quan trọng lắm. Nhưng so lại với nguyên lý ở đoạn trên, việc ăn đúng, dinh dưỡng đúng, trao đổi chất diễn ra đúng quy luật, chất thải được đào thải hết ra ngoài đúng cách, thì đúng là quá lý tưởng cho 1 bộ máy vận hành xuyên suốt và bền bỉ rồi.

Những Lời Khuyên Ăn Uống Giàu Nhân Tố Enzyme

Từ các giả thuyết bác sĩ đưa ra, bác sĩ khuyên nên ăn uống những món thực phẩm chứa nhiều enzyme, để hỗ trợ việc tái tạo lại enzyme diệu kỳ, hoặc tối thiểu là không sử dụng quá nhiều các enzyme diệu kỳ này. 

natto đậu tương đen
Natto – Đậu tương đen – 1 món ăn giàu nhân tố Enzyme mà bác sĩ Shinyo rất hay dùng, cách 30p trước bữa ăn chính.

Đó là ăn các thức ăn ít chế biến nhất có thể. Ví dụ, trái cây, salad ăn tươi. Rau củ nếu nấu thì chỉ hấp hoặc luộc không quá 2 phút.

Động vật thì ăn loại có thân nhiệt thấp hơn người và cũng ít chế biến.

Sashimi ví dụ vậy (mà cái này ổng nói cho dân Nhật theo điều kiện địa lý ở Nhật, ở VN chắc phải xem xét lại tí).

>>Thành phần và trình tự 1 bữa ăn theo Nhân tố Enzyme

Còn các sản phẩm đã quá chế biến nhiều như sữa tiệt trùng, các sản phẩm đóng hộp… thì hầu như không còn enzyme.

Các lối sống sai lầm như ăn uống thực phẩm nuôi trồng công nghiệp hóa, các thức ăn gia nhiệt quá nhiều làm mất nhân tố enzyme, rượu bia thuốc lá… chính là tác nhân tiêu tốn quá nhiều enzyme trong quá trình tiêu hóa các chất này.

Đôi Nét Về Bộ Tiêu Hóa Người

Bây giờ, cùng tìm hiểu về cách cơ thể tiêu hóa 1 món thức ăn chúng ta ăn vào.

Bộ máy tiêu hóa phải cắt 1 miếng thức ăn lớn thành những đơn vị cơ bản là phân tử và nguyên tử – 1 hạt vật lý cực kỳ nhỏ mà kính hiển vi chưa chắc nhìn thấy được.

Để quá trình đó xảy ra, 1 lượng cực lớn năng lượng và enzyme, men tiêu hóa, vi sinh vật, cơ quan nội tạng với nhiều chức năng… phải vận động nhịp nhàng và liên tục trong 1 thời gian dài.

Khi hiểu được vấn đề này, bạn sẽ thấy bác sĩ rất hợp lý khi khuyên chúng ta không nên ăn quá nhiều.

Ăn quá nhiều, bộ máy tiêu hóa làm việc quá nhiều. Phàm cái máy nào làm nhiều thì mau giảm tuổi thọ, vậy thôi.

Bên cạnh ăn uống sạch và lành, vận động hợp lý cũng hỗ trợ đắc lực cho quá trình tiêu hóa. Mặt khác, việc quán sát và hiểu bản thân là yếu tố quan trọng nhất để hiểu bệnh và trị bệnh.

Không nên Chỉ thấy cây mà không thấy rừng. Thấy đau ở đâu thì trị ở đó mà không liên đới đến các cơ quan khác. Cơ thể là 1 bộ máy rất phức tạp và độ hoàn chỉnh nhịp nhàng rất cao. 1 chỗ đau, có khi là nguyên nhân, cũng có khi là triệu chứng, do 1 nơi khác bệnh gây nên.

Những Chia Sẻ Về Giáo Dục Y Khoa Hiện Đại

Sách nhân tố enzyme cũng không dừng lại ở việc chỉ nói về ăn uống, các thức ăn nào là sạch và lành, mà bác sĩ Shinya còn chia sẻ thêm nhiều nỗi trăn trở đối với tình hình đào tạo y học hiện đại, và những thói quen của thời công nghiệp hóa đã tàn hại sức khỏe con người ra sao.

Xuyên suốt tác phẩm, ta sẽ thấy được 1 tấm lòng người thầy thuốc cao cả, không bao giờ bỏ mặc 1 nghi vấn nào của bệnh nhân, dù đôi  khi, đó chỉ là 1 lời Tôi cảm thấy…..rất cảm tính và chủ quan. 

Chính nhờ vậy, mà bác sĩ đã vượt qua rất nhiều định kiến chung về y học và dinh dưỡng, để khám phá ra nhiều vấn đề mới lạ về cơ thể con người, và cũng như phát minh ra nhiều kỹ thuật tiên tiến, đóng góp cho nền y học từ giữa thế kỷ 20 đến nay.

Hiện tại, bác sĩ tuổi đời đã gần 90, và vẫn đang cống hiến cho nền y học nhân loại mỗi ngày. Xin tri ân và ngưỡng mộ nguồn năng lượng sống bền vững của bác sĩ.

Sách Nói Bản Quyền Nhân Tố Enzyme

Thật may thay, nhà Khiêm Thiền tìm được 1 kênh sách nói bản quyền Fonos có đọc quyển 1, 2 và 3 của bộ Nhân Tố Enzyme. Mời các bạn cùng nghe.

2 bình luận về “Nhân tố Enzyme – Quyển 1”

Viết một bình luận