THẬT THÀ THƯỜNG THUA THIỆT?

1. Vì sao con người hay kém thiệt thà?

Có ng thì nói dối ko ngượng, có ng thì ko biết mình nói dối, có người lại khéo léo chỉ nói những lời dối vô hại (white lie)?

Xin trả lời từ 1 quan điểm trong quyển Homo Sapiens.Con người với giống loài tên cụ thể Homo Sapiens (là chúng ta ngày nay), có thể tụ họp thành 1 quần thể gắn kết với số lượng lớn hơn 150 cá thể – 1 sự khác biệt to lớn với hầu hết giống loài khác, là nhờ 1 thứ đặc biệt, đó là Những huyền thoại và niềm tin chung.

Không phải là ngôn ngữ, vì hầu như loài nào cũng có ngôn ngữ riêng, đơn điệu hay đa dạng. Mà Sapiens dùng ngôn ngữ tạo nên những câu chuyện, những buổi tán gẫu trao đổi thông tin, những huyền thoại, tín ngưỡng, quy luật chung… để nhóm họp được 1 số lượng đông cá thể thành 1 quần thể chung.
Bản chất tiền đề tạo nên sự tập hợp này, như mình nhắc 2 lần, là từ Huyền thoại.

Mà có chữ Huyền là nó đi cùng Mơ huyền mờ, là ảo, là tỉ lệ ít ỏi sự thật. Nếu cứ trần trụi có gì nói đó, chắc ko thể có được những thành phố triệu dân như bây giờ.Không phán xét tốt hay xấu, mà cả nền văn minh con người phát triển, đi kèm với ý chí sinh tồn, rồi cả thể chất tinh thần… đều gắn liền với những suy nghĩ không có thực, như nhà thơ treo hồn trên cây, như nhạc sĩ buồn vui theo giọt mưa… và kể cả những nhà truyền giáo, thầy phù thủy… kể nhiều chuyện trên cung trời xa xôi, dưới biển sau tiên cá long vương, hay hết số mạng người là địa phủ âm ty quỷ dữ….

Có người biết bịa ra những cảnh trí mơ mộng, thì cũng sẽ có kẻ bịa ra chuyện đời thường chưa có thành có, mà ta hay nói là Nói dối, lừa lọc, vậy thôi.

2. Thật thà có thua thiệt không?

Nói về giới, thì mình đã Quy y tam bảo, nguyện giữ nghiêm 5 giới cư sĩ nhà Phật. Trong đó có Không vọng ngữ.

Không vọng ngữ là không nói dối, không nói chuyện chưa có, không nói chuyện sắp có, không nói chuyện còn nghi ngờ, không nói chuyện mình chưa trải qua. Này cũng tự mình khắt khe với mình vậy. Tùy mỗi người và hoàn cảnh, họ có mức độ giữ giới khác nhau, dù cùng chung 1 giới là Không vọng ngữ.

Đức Phật, 1 trong những người trí tuệ nhất của loài người, là đức chuyển pháp luân, đã dạy Không nói dối. Ngài luôn dạy Thành thật, thật thà. Nếu Thật thà là thua thiệt, ngài có dạy chúng đệ tử vậy không?

Và cái thua thiệt mà bạn nghĩ đó, là thua gì? Bạn khờ quá bị người ta lừa? Bạn thật thà chứ bạn đâu có khờ đâu nè.

Bạn thật thà nên bán buôn thì lời ít, làm ăn thì chậm phát triển? Thế thì còn câu Chữ tín quý hơn vàng trong kinh doanh thì sao?

Bản thân mình trải nghiệm chữ Thật thà này vài năm, và thật sự, sự linh nghiệm của nó đi kèm với câu Mây tầng nào gặp gió tầng đó. Dần dần, xung quanh mình ít có người gian dối (có những ít hơn), và xác suất bị lừa ít hơn (vì mình không tham vào các viễn cảnh người ta vẽ ra, mình chỉ đối chiếu cái mình cần và cái mình bỏ ra, đủ khả năng thì chi ra, mất thì coi như bài học – vãn có bị hố nhưng rồi cũng vui vẻ vì mình vốn đã định khoản chi đó và kết quả đó).

1 điều mình luôn gặt được khi Thật thà, đó là Tâm an bình và không áy náy, khi không cần đánh mất 1 ít giá trị bản thân để đánh đổi chút phồn vinh tài vật nào đó. Đức Phật dạy không nói dối và nhiều giới luật khác, đều nhằm giúp chúng sinh thoát khỏi Bể khổ. Đó là cái lợi lạc lớn nhất khi mình thật thà trung thực.

Kết luận

Bài viết chia sẻ quan điểm cá nhân, tin hay không, làm theo hay không là tùy các bạn. Mình chỉ nguyện cho những ai hữu duyên đọc bài này, có sự an lành phúc lạc và niềm vui trọn vẹn khi thực hành chân thật với những người thân yêu trong gia đình, người thân, bạn bè của mình, và gặp được nhiều người chân thật đến với bạn.-

Viết một bình luận