Sức Đề Kháng Và Hệ Miễn Dịch

Sức đề kháng và hệ miễn dịch là 1 hay 2? Không phải là 2 thứ tách biệt, nhưng cũng không phải là 1 khái niệm.

Sức đề kháng là cái thể hiện bên ngoài, như một công cụ đo hiệu quả hoạt động của hệ miễn dịch của cơ thể. Miễn dịch là bộ máy chức năng, tạo nên hiệu suất là sức đề kháng.

Vậy, đơn giản thì cũng có thể dùng lẫn lộn 2 khái niệm này chung với nhau. Chúng thực ra cũng là 2 góc nhìn Nguyên nhân – Kết quả của khả năng cơ thể tự chữa lành trước các thể loại bệnh tật.

Sức đề kháng

Sức đề kháng là khả năng miễn dịch tự nhiên của con người, là loại sức mạnh có từ lúc con người sinh ra đời.

Và các loài sinh vật khác cũng có sức đề kháng. Đây không phải là đặc quyền riêng của con người.

Là cái mà mọi người thường nhìn để đánh giá 1 cơ thể có khả năng đề kháng tốt hay không với bệnh tật. Đó là việc 1 người bị nhiễm bệnh, khả năng mau hết bệnh như thế nào

Hoặc thậm chí tốt hơn, là một người sống chung với nhiều mối lây nhiễm bệnh, mà vẫn không bị bệnh, dù rằng họ không dùng các biện pháp ngăn nhiễm bệnh “thô bạo” nào (bận đồ bảo hộ, tránh tiếp xúc, uống kháng sinh phòng bị)

sức đề kháng

Khái niệm “tăng sức đề kháng” được rất nhiều người tin dùng, nhất là các biện pháp ăn gì, uống gì, làm gì để tăng sức đề kháng. Căn bản nhất, là truyền tai nhau bổ sung vitamin C, khoáng chất, tập thể dục thể thao.

Những vitamin, chất dinh dưỡng này, đi vào đâu để tăng sức đề kháng?

Nếu lời truyền tai nhau ở trên là đúng, (ở bài này, xin phép không phân tích việc đúng sai này), thì có nghĩa, nó bổ sung vào hệ miễn dịch của cơ thể, nơi sản xuất ra cái gọi là Sức đề kháng.

Hệ miễn dịch: vai trò, cơ cấu tổ chức, nguyên tắc vận hành

Vai trò hệ miễn dịch

Hệ miễn dịch có vai trò cực kỳ lớn đối với sự sống còn của cơ thể. Đó là tuyến phòng thủ từ ngoài vào trong, giúp cơ thể nhận diện các mối nguy hại và tìm cách loại bỏ nguy cơ.

Cần nói thêm, chỉ là tìm cách loại bỏ các nguy cơ gây hại, chứ không hẳn là loại bỏ hẳn các tác nhân xâm nhập.

Bằng chứng cho điều này ở việc, đường ruột chúng ta có hàng tỷ loại vi khuẩn khác nhau. Có loại tốt, có loại xấu. Tốt là khi lợi ích chúng đem lại lớn hơn cái tác hại chúng gây ra, và xấu là ngược lại.

Vi khuẩn, cũng có cái lợi và cái hại.

Cơ thể sống chúng ta là một tập hợp cộng sinh của cả cơ thể, bộ phận, cơ quan, tế bào, và vi khuẩn với nhau. Không thể tách rời.

Cơ cấu tổ chức

MSD phân loại 2 cơ chế miễn dịch: bẩm sinh và mắc phải/ đáp ứng

Hệ miễn dịch bẩm sinh gồm tế bào thực bào, các tế bào giống lympho tự nhiên, bạch cầu đa nhân hình.

Hệ miễn dịch mắc phải gồm tế bào T và tế bào B.

Giải thích về 2 loại miễn dịch này theo góc độ y khoa và các thuật ngữ chuyên ngành, các bạn có thể xem thêm tại phần Tài liệu tham khảo.

Nguyên tắc vận hành

Theo sách Cơ thể ta đã hai triệu năm, nguyên tắc vận hành của 2 hệ miễn dịch bẩm sinh và đáp ứng tương ứng với 2 tuyến phòng thủ như sau:

  • Miễn dịch bẩm sinh: là miễn dịch cơ bản, tuyến đầu, là như các anh lính chì, với các vũ khí như tạo sốt. Tác dụng loại bỏ trước mắt những dị nguyên yếu kém, và tìm hiểu đặc tính dị nguyên, đưa về trung tâm phân tích để tìm cách ứng phó chuyên sâu hơn.
  • Miễn dịch đáp ứng: là hệ miễn dịch chuyên sâu, tuyến chính, là lực lượng nòng cốt, với nhiều vũ khí cao cấp hơn. Tác dụng chiến đấu mạnh với các dị nguyên mạnh bằng các phương án dài hạn, bền vững hơn. Cụ thể, là sản sinh ra kháng thể để đối trị với dị nguyên xâm nhập.

Miễn dịch bẩm sinh nếu không được phát huy, rèn luyện và sử dụng thường xuyên (việc uống kháng sinh, thuốc hạ sốt khi cơ thể vừa có triệu chứng bệnh), sẽ làm mất đi tuyến phòng thủ này (cái gì không dùng dần cũng yếu kém và tan rã). Lúc đó, cơ thể chỉ còn 1 hệ miễn dịch đáp ứng. Và cái gì còn thì phải dùng, bất kể trường hợp.

hệ miễn dịch

Tuy nhiên, miễn dịch đáp ứng cũng sẽ tỏ ra kém hiệu quả nếu không còn hệ miễn dịch bẩm sinh, do thiếu thông tin phân tích dị nguyên xâm nhập và không đủ thời gian để sản sinh ra kháng thể có tính chất bền vững được.

Khái quát hóa để hiểu thêm, có thể lấy trường hợp virus HIV/AIDS.

Virus AIDS tấn công tế bào T, khiến tế bào T tự hủy chính nó. Cơ thể mất đi tuyến phòng thủ cuối cùng. Khả năng sản sinh kháng thể không có.

Khi có bệnh nhẹ xâm nhập, như 1 trận cúm. Hệ thống miễn dịch bẩm sinh hoạt động, nhưng không thể đủ lực chống lại.

Cơ thể sốt miên man kéo dài nhiều ngày, virus cúm vẫn không hết. Dẫn tới người bệnh HIV chết vì 1 trận cúm. Gọi là bội nhiễm.

Ngược lại, 1 người bị sốt, nếu cho uống thuốc hạ sốt và kháng sinh ngay, hệ miễn dịch bẩm sinh hành động đủ thời lượng đã hết “giặc”, hệ miễn dịch đáp ứng chưa kịp sản sinh kháng thể thì cơ thể đã khỏi bệnh. Từ đó, cơ thể không có kinh nghiệm để xử lý các bệnh này trong tương lai.

Để khả năng tự chữa lành của cơ thể được vận hành tốt, phải duy trì cả 2 hệ miễn dịch. Bằng cách kiên nhẫn quan sát và trao thời gian cho hệ miễn dịch bẩm sinh được “ra oai”, và nâng cao chất lượng của hệ miễn dịch đáp ứng.

Cơ chế tạo kháng thể của tế bào T

Tế bào T thuộc hệ miễn dịch đáp ứng

Tế bào T có nhiệm vụ chính yếu là phát hiện và tiêu diệt các tế bào mầm bệnh hoặc nhiễm bệnh.

Cách thức là dùng protein bề mặt để bám vào các protein trên bề mặt của những kẻ mạo danh và tiêu diệt chúng.

Các tế bào T có đến hàng tỷ phiên bản protein bề mặt, đảm bảo khả năng nhận diện hàng tỷ loại dị nguyên khác nhau. Thật là sự hào phòng của tạo hóa cho cơ thể con người.

Khi 1 dị nguyên chiến đấu đến tuyến phòng thủ cuối, các tế bào T mã hóa và tạo ra các protein thích nghi này, sẽ có thể tồn tại trong máu nhiều năm sau thời gian mắc bệnh,

Sự ghi nhớ này phong phú cho hệ miễn dịch trong thời gian rất dài và khi có “kẻ thù cũ” xâm nhập, hiệu quả điều trị nhanh hơn rất nhiều. Và chúng ta sẽ có triệu chứng bệnh nhẹ đi, thậm chí không còn bệnh.

Các tác nhân gây suy giảm hệ miễn dịch

  • Ô nhiễm của môi trường sống

Ô nhiễm không khí, ô nhiễm nguồn nước, ô nhiễm nguồn năng lượng tinh thần

  • Thức ăn không phù hợp

Bao gồm các loại thức ăn gây tiêu tốn nhiều năng lượng để tiêu hóa, các thức ăn chứa nhiều chất hóa học cơ thể không “hiểu” và không bài tiết được, và cả những thức ăn tinh thần tiêu cực.

  • Thói quen không phù hợp

Thức khuya, lười vận động cơ bắp, sử dụng nhiều máy móc nhân tạo, lệ thuộc vào thiết bị giải trí điện tử, kỵ ánh nắng, kỵ thời tiết tự nhiên… là những nhân tố làm giảm dần khả năng thích nghi của cơ thể với môi trường.

cách tăng cường hệ miễn dịch
  • Tinh thần không lành mạnh

Tiêu dùng quá nhiều thông tin hỗn tạp, kích động các trạng thái tinh thần thái quá, đi xa dần các trạng thái bình ổn tâm trí thường xuyên, cũng trực tiếp gây xáo trộn sự mất cân bằng của cơ thể và suy giảm hệ miễn dịch.

  • Không tin tưởng và không nuôi dưỡng khả năng tự miễn dịch của cơ thể

Lối sống hiện đại khiến con người càng lệ thuộc vào các tác nhân bên ngoài. Sức khỏe được giao phó cho đội ngũ y bác sĩ và hệ thống y tế.

Sự an toàn gán ghép hết trách nhiệm lên các ban bảo vệ, các camera giám sát và lực lượng an ninh. Sự đảm bảo cuộc sống bình ổn được đẩy qua cho chính sách an sinh xã hội, chế độ phúc lợi công ty, và các tài khoản ngân hàng, các hợp đồng bảo hiểm, và hàng xấp sổ đỏ…

Con người luôn cảm thấy bất an và tự gán sự bất lực của bản thân lên chính mình bằng tâm lý tìm kiếm, mua sắm, ký kết, tiêu dùng… từ bên ngoài để xóa đi nỗi bất an.

Lời kết

Sức đề kháng, hệ miễn dịch, khả năng tự chữa lành, cũng chính là các từ ngữ đại diện cho một tâm hồn mạnh khỏe và một cơ thể tự tin vào bản thân mình.

Cơ thể đó có thể yếu kém, thiếu hụt chỗ này chỗ kia so với hình mẫu cơ thể hoàn hảo, nhưng tự bản thân nó có thể vượt qua các bệnh tật, nguy cơ… từ bên ngoài, khi được kích hoạt, nuôi dưỡng, và kết hợp với tâm trí lành mạnh bình an.

Tâm và thân không tách rời. Tâm làm chủ các pháp. Tâm mạnh, thân cũng mạnh theo. Hãy quan tâm sức đề kháng và tạo điều kiện cho hệ miễn dịch mình mạnh khỏe lên từng ngày.


Tài liệu tham khảo:

– MSD: Tổng quan về hệ thống miễn dịch

1 bình luận về “Sức Đề Kháng Và Hệ Miễn Dịch”

Viết một bình luận