Mối liên hệ giữa tia UV và Sắc tố da

ánh nắng rất cần thiết cho sự sống

Tia UV và sắc tố da có liên quan rất mật thiết, là đôi bạn song hành của cơ thể người khi sinh sống và hấp thu năng lượng sống từ Mặt Trời mỗi ngày.

Những cáo buộc Tia UV gây ung thư da chỉ là những lời vu khống cho những mục đích tiêu thụ sản phẩm hóa chất vào da.

Vì sao Khiêm Thiền dám nói như thế?

Xin các bạn dành vài phút xem bài dịch từ phóng sự THE BIOLOGY OF SKIN COLOR- SINH VẬT HỌC PHÍA SAU MÀU DA của các nhà khoa học Mỹ và tìm cho mình câu trả lời.

Mục lục

THE BIOLOGY OF SKIN COLOR- SINH VẬT HỌC PHÍA SAU MÀU DA – Công trình nghiên cứu của TS Nina Jablonski

Con người có bộ não màu xám như nhau, máu đỏ như nhau, xương trắng đục như nhau, nhưng màu da lại khác nhau.

Trong suốt chiều dài lịch sử, sắc tố da là lý do để tộc người này đàn áp tộc người kia. Màu da có tội tình gì không? Và ở khía cạnh khoa học cấu tạo con người, vì sao lại có sự khác biệt này?

Nhà khoa học Nina Jablonski, đến từ Penn State University, đã dành 1 phần cuộc đời nghiên cứu bí ẩn về màu da các chủng người trên thế giới, và điều đó có liên quan như thế nào đến sức khỏe cơ thể người hay không.

How and why (như thế nào và tại sao) là 2 phạm trù chính bà đặt ra để đi tìm câu trả lời.

I.ÁNH SÁNG, TIA UV VÀ SẮC TỐ DA

Màu da là màu mà mắt nhìn thấy. Trên phương diện này, về mặt vật lý ánh sáng, mọi vật thể mà mắt chúng ta ghi nhận màu, là do sự phản chiếu các tia ánh sáng tương đồng bước sóng.

Ánh sáng mặt trời về cơ bản gồm 7 tia ánh sáng với 7 màu khác nhau. 1 vật thể với màu sắc trên tiết diện có bước sóng nào, thì phản xạ lại tia sáng có bước sóng đó và hấp thu toàn bộ các tia sáng khác bước sóng.

Ví dụ, 1 vật màu xanh sẽ phản xạ các tia ánh sáng xanh (bước sóng ánh sáng xanh), và hấp thu toàn bộ các tia ánh sáng còn lại. Vì vậy mà mắt ta sẽ thấy có màu xanh.

Tương tự như thế, da người mà chúng ta thấy có màu gì, cũng là 1 sự phản xạ tương tự.

dãy màu ánh sáng mắt nhìn thấy
Những dãy ánh sáng mắt có thể nhìn thấy.
sự hấp thu và phản xạ ánh sáng
Các sóng ánh sáng màu khác nhau có tần số khác nhau. Khi gặp vật có tần số tương ứng, sẽ xảy ra hiện tượng hấp thu hoặc phản xạ. Chỉ có sóng ánh sáng nào phản xạ thì mắt sẽ ghi nhận và báo hiệu “nhìn thấy màu tương ứng”. Những dãy sóng ánh sáng bị hấp thu sẽ không được nhận thấy bằng mắt.

Câu hỏi 1: Tế bào hay chất gì trong làn da phản xạ tia sáng đó?

Trả lời: đó chính là các tế bào Melanin, mà chúng ta hay gọi là sắc tố da. Đến đây thì hầu như nhiều người đã biết và hiểu vai trò của melanin rồi.

Melanin có ở hầu hết động vật, tạo nên màu da, lông, tóc… cho các loài.

Trong video, bà Nina còn nói rõ hơn về các sắc tố da nâu, da đen, với mật độ xuất hiện của các phân tử gọi là pheomelanin và eumelanin.

Câu hỏi 2: Những tia sáng khác được hấp thu là những tia nào? Có tia UV trong đó không?

Những tia sáng được phản xạ bởi melanin là những tia ít ảnh hưởng đến sức khỏe da và cơ thể người. Tia UV không bị phản xạ, có nghĩa là tia UV bị hấp thu vào da.

Khi tia UV, nếu đi ngang qua DNA các tế bào, sẽ làm tổn thương DNA, là cơ chế gây ra các bệnh như ung thư.

Tuy nhiên, ở đây, vai trò của Melanin lại khá quan trọng, ngoài việc tạo sắc tố và sắc da mà nhiều người không mong muốn.

Tia UV kích hoạt sản sinh hắc tố da

Tại các khu vực tế bào da có tia UV đi qua Melanin sẽ tập trung thành 1 lớp dày để thẩm thấu và tiêu thụ các tia UV này, tránh làm tổn thương DNA.

Đó là lớp bảo vệ tế bào da của melanin. Đây cũng chính là lý do mà melanin có mặt trong cơ thể như 1 phần tất yếu. (phim đoạn từ phút thứ 4 đến 5:39).

tia uv và hắc tố da

Để tìm hiểu sâu hơn về mối liên hệ giữa tia UV và melanin, năm 1990, bà Nina đã làm 1 nghiên cứu chuyên sâu bằng cách thu thập mức độ tia UV trên các khu vực khác nhau trên thế giới và so sánh màu da (lượng melanin sản sinh) ở các chủng người bản địa thuộc từng khu vực.

Quá trình đi tìm bằng chứng mối liên hệ giữa tia UV và hắc tố da

Cuộc nghiên cứu bắt đầu bằng việc thu thập tất cả dữ liệu về tỉ lệ tia UV trên trái đất từ trung tâm NASA.

Bà và chồng đã xử lý 1 lượng dữ liệu thô khổng lồ, từ đó vẽ ra trên mặt bằng bản đồ thế giới tương ứng với mức UV cao hay thấp.

Kết luận là, càng gần xích đạo, tỉ lệ tia UV trong ánh nắng càng cao, càng đi về vùng cực Nam hay Bắc, tỉ lệ này giảm dần. (Video từ phút 6:00 đến 7:18).

Bước tiếp theo của nghiên cứu, bà Nina cùng chồng lại dùng 1 thiết bị phản xạ ánh sáng để đo sắc độ màu da của từng nhóm người thuộc nhiều khu vực trên thế giới, để vẽ tiếp ra 1 bản đồ phân bố sắc da, và so sánh với bản đồ phân bố tia UV.

Thật là 1 công tác nghiên cứu nghiêm túc và đầy thực tiễn của những nhà khoa học chân chính. Và kết quả không làm nản lòng các vị. Bản đồ phân bố sắc da có sự tương đồng với bản đồ phân bố tia UV.

Cụ thể, các nhóm dân bản địa càng gần xích đạo thì có sắc tố da đậm tối hơn so với càng đi xa xích đạo.

Có thể thấy, đối chiếu 2 bản đồ, tạm kết luận, mật độ tia UV trong ánh nắng tỉ lệ thuận với mật độ sản xuất melanin của cơ thể.

Ở môi trường có tỉ lệ tia UV càng cao, melanin càng sản xuất ra nhiều, và sắc da càng đậm tối, và ngược lại. Những khu vực có cùng vĩ độ, dân bản địa sẽ có sắc độ da tương tự nhau.

(Video từ phút 7:20 đến 9:14).

Câu hỏi số 3: Cơ thể sản sinh ra nhiều Melanin khi có nhiều tia UV, là sự trùng hợp ngẫu nhiên hay có liên quan đến di truyền học (Cụ thể là có liên quan gì đến DNA không?)

Ông Rick Kittles, 1 nhà khoa học công tác tại University of Arizona, chuyên nghiên cứu DNA, đã giúp bà Nina tìm hiểu cơ chế di truyền trong việc sản xuất melanin.

1 đoạn gen được gọi là MC1R: Melanocortin One Receptor sẽ sản xuất pheomelanin hay eumelanin trong điều kiện tia UV cao hay thấp.

Đây chỉ là 1 sự khác biệt rất nhỏ trong di truyền học có liên quan sắc tố da, ngoài ra không có điều gì khác quá sai biệt giữa các chủng tộc người trên thế giới ở phương diện này (hoặc ông chưa phát hiện ra được).

MC1R với cơ chế tạo ra eumelanin, thật sự là 1 cứu cánh cho loài người thích nghi với ánh nắng mặt trời, nơi cung cấp sự sống mà cũng là nơi đem lại sự tiêu hủy cùng cực.

Những lợi ích thiết thực của 1 làn da rám nắng
Một làn da rám nắng đem lại những lợi ích rất thiết thực, to lớn hơn rất nhiều so với mặt hạn chế “thẩm mỹ” – cái chỉ có tính nhất thời.

Câu hỏi 4: Cụ thể hơn, melanin bảo vệ tế bào da trước tia UV như thế nào?

Bà Nina lại tiếp tục quá trình tìm hiểu khác. Ở 1 báo cáo chuyên đề về tỉ lệ sẩy thai ở phụ nữ mang thai, folate là 1 chất đóng vai trò quan trọng.

Thật trùng hợp, folate bị tiêu hao, phần lớn và vì nguyên nhân Ánh nắng mặt trời gay gắt. Dưới nồng độ ánh nắng cao, folate bị mất từ 30 – 50% trong vòng 60 phút.

Folate là 1 chất dinh dưỡng vàng của cơ thể.

Ngoài nhiều tác dụng to lớn, kể cả gia tăng sức khỏe tinh trùng, tạo ra thế hệ di truyền khỏe mạnh, folate còn liên quan mật thiết đến sự tổn hại DNA và ung thư da.

Nếu hàm lượng folate trong tế bào cao, nguy cơ tổn thương ít và ngược lại. Melanin bảo vệ tế bào, bằng cách bảo vệ tỉ lệ folate này khỏi sự tiêu hao do ánh nắng. (video từ phút 11:34 đến 13:33)

Câu hỏi 5: Vì sao người phương Tây (và nói rộng ra cho những chủng tộc người ở gần 2 cực) không có da nâu hay đen?

Con người rất cần UVB có trong ánh nắng để tạo vitamin D, rất cần thiết để giúp cơ thể hấp thu canxi tạo xương, và nhiều tác dụng khác cho cả hệ miễn dịch.

quá trình tia UVB sản sinh vitamin D
Quá trình tia UVB sản sinh vitamin D

Các chủng người tiền sử ở gần xích đạo, với làn da nâu và hàm lượng tia UVB trong ánh nắng cao, họ không sợ thiếu vitamin D, cũng không sợ bị ung thư vì lượng melanin trong da nhiều. Melanin, là vũ khí sinh tồn của con người khi tìm cách thích nghi với môi trường, đặc biệt là ánh nắng mặt trời.

1 giải thuyết bà Nina đưa ra đó là, đã có sự di dân từ vùng cận xích đạo lên vùng ôn đới. Sự thay đổi môi trường sống, trong đó hàm lượng tia UVB đột ngột giảm, dẫn đến lượng vitamin D được tạo ít, gây nên các chứng về xương, điển hình là tình trạng chân vòng kiềng ở trẻ nhỏ các vùng ôn đới.

Để thích nghi môi trường, đoạn gen MC1R sản xuất ra pheomelanin như đã nói ở trên, làm da sáng màu hơn, tăng khả năng hấp thu tia UVB trong ánh nắng.

Thêm 1 bằng chứng nữa, 1 tộc người sống ở vùng Bắc Cực, với nguồn thức ăn giàu vitamin D, họ có màu da đen sẫm như các tộc người gần xích đạo, chứ không trắng như các tộc người phương Tây khác. (Video từ phút 13:38 đến 16:02).

II.KẾT LUẬN

Ánh nắng, mà tia UV là tâm điểm của nhiều bàn cãi, vừa đóng vai trò cực kỳ quan trọng là giúp cơ thể tạo vitamin D, vừa kèm nguy cơ đốt cháy DNA gây các chứng bệnh da, ung thư da…

Melanin là 1 sản phẩm của cơ thể sản sinh ra như là yếu tố tương khắc, đối trị lại với DNA ở mặt hại này. Melanin là lớp bảo vệ DNA, tiêu thụ tia UV khi tia này chuẩn bị đi ngang DNA của tế bào.

Ngày nay, với sự di chuyển khắp địa cầu chỉ trong thời gian cực ngắn, việc các chủng tộc người có di truyền học lượng melanin khác nhau có thể đi đến những vùng có mật độ ánh sáng không tương thích với mình rất nhanh chóng.

Sự không thích nghi tức thời diễn ra.

Cụ thể, người da trắng đi đến vùng gần xích đạo, cơ thể chỉ có pheomelanin, vốn giúp tăng hấp thu tia UV vào tế bào, rất dễ gây ra các tình trạng bệnh da như cháy da, bỏng da, lâu dần sinh ra ung thư da.

Ngược lại, người da đậm màu nếu đến hay sinh sống ở vùng xa xích đạo, lượng eumelanin quá nhiều trong da sẽ làm mất đi sự hấp thu tia UVB, vốn cần thiết để sản sinh vitamin D, sẽ dẫn đến tình trạng thiếu hụt vitamin D.

Với những sự di chuyển giữa các vùng thiên nhiên khác nhau như vậy, con người cần các biện pháp hỗ trợ nhân tạo, ví dụ kem chống nắng chuyên dụng, hoặc vitamin D bào chế.

Màu da, đó là hiện tượng bảo vệ tế bào da tự nhiên của con người, 1 chủng loài sống dưới ánh nắng mặt trời như bao loài khác.

Câu hỏi cuối: Nếu người có màu da sẫm và đang sinh sống đúng với khí hậu tự nhiên của mình, việc xài kem chống nắng và các sản phẩm làm trắng da thường xuyên, có giúp ích hay tác hại gì hay không?

Câu hỏi này là câu hỏi phụ do người dịch đặt ra, và xin để bạn đọc trả lời.

1 bài viết thêm về Nguyên nhân gây ung thư da, hay nói cách khác, sự nguy hiểm của việc sử dụng kem chống nắng, mời đọc giả đọc thêm.

2 bình luận về “Mối liên hệ giữa tia UV và Sắc tố da”

Viết một bình luận