Sách “Cơ thể ta đã 2 triệu năm” có lý giải việc 1 người mập ốm dù ăn uống cỡ nào cũng không cải thiện được, và về việc cơ thể con người phù hợp ăn chay hay ăn mặn.
Mời các bạn cùng đọc.
Mục lục
- Mục lục
- Lý giải hiện tượng Mập Ốm kinh niên qua cơ chế tự điều chỉnh thân nhiệt của cơ thể
- Ăn Chay – Ăn Mặn
Lý giải hiện tượng Mập Ốm kinh niên qua cơ chế tự điều chỉnh thân nhiệt của cơ thể
Giang hồ luôn có 2 trường phái, phái “hít không khí mà cũng mập” và phái “ăn cả thế giới mà vẫn ốm”.
Sau thời gian chứng kiến sự thật này của cả 2, tôi luôn rút ra câu trả lời viện dẫn cho cái ốm của tôi là: ăn uống không liên quan đến mập ốm.
Nhưng vậy thì ở đâu ra mỡ ra thịt?
Thắc mắc nay được sáng tỏ qua cuốn sách “Cơ thể ta đã 2 triệu năm”.
Thủ phạm không ai khác, chính là Thân nhiệt và gien điều chỉnh thân nhiệt để thích nghi với môi trường, nằm sẵn trong bộ gien của Loài người.
Diễn giải nôm na, người có thân nhiệt thấp thì sẽ hay cảm thấy nóng do môi trường xung quanh có nhiệt độ cao hơn.
Với bản thân thân nhiệt thấp là “không đủ chuẩn”, cơ thể sẽ phải tìm cách làm tăng thân nhiệt lên, bằng cách ra mồ hôi, và tích mỡ. Khi ăn uống đồ lạnh, càng làm thân nhiệt giảm thêm, cơ chế tích mỡ này càng tăng tốc.
Hoặc nếu thấy nóng và tìm cách dùng quạt máy lạnh… để hạ nhiệt độ môi trường, thì cơ thể càng bị hạ thân nhiệt theo, gien lại tích cực tìm cách tăng thân nhiệt lên cho đủ chuẩn.
Đó cũng là lý do vì sao những người mập, da thịt luôn mát, người ốm thì da thịt luôn nóng.
Mà sách có nói thêm, thân nhiệt cao ít bệnh sống lâu.
Mời các bạn đọc để biết thêm những gien của loài người và hiểu được phần nào 1 số bệnh như cảm sốt, tiểu đường, chứng thèm ngọt, thèm mặn, béo phì, nhịp tim và đột quỵ… và sự liên quan đến quá trình tồn tại và thích nghi của Loài người hàng triệu năm qua.
Ăn Chay – Ăn Mặn
Con người, chữ “Con” để nhắc nhớ chúng ta vẫn là 1 loài động vật trong tự nhiên, như bao loài động vật khác. Chữ Con đó không ai giống ai, thuộc nhiều trường phái tập quán di truyền khác nhau.
Về cơ bản, ông Yongchul Kwon phân ra 2 loại con theo tập quán ăn: động vật ăn thịt và động vật ăn cỏ.
– Người thuộc bộ Động vật ăn thịt là người có xu hướng tích trữ năng lượng, thường xuyên ăn ngủ, cử chỉ tác phong rề rà chậm chạp.
Nhưng khi cần thiết là năng lượng bộc phát, mạnh mẽ dứt khoát. Y như các con thú săn mồi. Tương tự như câu “nuôi quân 3 năm dùng 1 giờ”.
– Người thuộc nhóm Động vật ăn cỏ thì rất siêng năng tháo vát, làm việc luôn tay luôn chân, tác phong nhanh nhẹn, không chịu ngồi yên.
Lúc cần họ cũng có thể chạy nhanh làm nhanh phi thường (như thú ăn cỏ chạy trốn săn bắt). Năng lượng cứ đều đều mà tỏa ra. Và nhóm này cũng cứ ăn và nhai đều đều suốt ngày.
2 nhóm này có thể không đồng nhất với thức ăn mà họ hay ăn. Ví dụ như mình, mê ăn mê ngủ nhưng mình ăn chay. Chắc vậy mà thỉnh thoảng mình cũng hay thèm ăn thịt.
Có 1 chế độ Ăn 1 thứ và Ăn tạp, theo bài viết trên trang Soi cũng khá thú vị.
Tuy nhiên, chứng thèm ăn này là do bộ vi khuẩn đường ruột gây nên. Nếu kiên quyết không ăn thịt 1 thời gian, nhóm vi khuẩn tiêu hóa đạm mỡ động vật này sẽ chết, lúc đó mình ăn thịt sẽ khó tiêu, đau bụng và mệt mỏi, cơ thể sinh bệnh.
Để thích nghi được lối sống ăn chay của tạng người “ăn thịt”, lời khuyên là thường xuyên vận động, cơ thể tỏa năng lượng đều, ăn nhiều bữa và đều đặn hơn, mỗi bữa ăn 1 ít năng lượng từ rau củ là thấy đủ.
Dần dần cơ thể và gien di truyền có thể chuyển hộ khẩu sang bộ lạc Ăn cỏ được.
Mời bạn đọc thêm bài Cơ cấu 1 bữa ăn lành mạnh
1 bình luận về “Mập Ốm và ăn Chay – Ăn Mặn”