Cơ thể là 1 bộ máy với rất nhiều cơ quan bộ phận, mà việc tìm hiểu chúng luôn là đề tài thú vị của các nhà khoa học, giống như chàng trai cố gắng tán tỉnh cô gái nhưng cô vẫn cứ ỡm ờ.
Qua vài đầu sách Khiêm Thiền đã đọc về sức khỏe, về cơ thể khá hay ho, xin kể cho các bạn nghe vài điều lạ lùng, từ trước giờ té ra mình toàn hiểu sai.
Ruột thừa
Phổ thông đi học thì cứ hiểu ruột thừa là cái phần tiến hóa lỗi còn sót, thừa thãi, chỉ để bị viêm và đem đi cắt mà thôi.
Lý thuyết đó cho rằng cơ thể chúng ta chưa hoàn hảo lắm.
Sự thực là, cơ thể chúng ta rất hoàn hảo về mặt cấu trúc, không có bộ phận gì là thừa cả.
Theo sách Ruột ơi là ruột của Enders, ruột thừa chính là cơ quan miễn dịch phụ trách giám sát 1 đống vi khuẩn nơi ruột già.
Ruột thừa nằm ở vị trí giao nhau giữa ruột non và ruột già. Ruột non không có vi khuẩn, ruột già lại đầy ra. Nôm na, ruột thừa chính là chốt canh biên phòng, ngăn không cho vi khuẩn từ ruột già xâm nhập lên ruột non, đồng thời kiểm soát các vi khuẩn gây hại, điều binh lính là các vi khuẩn có lợi vào ruột già để giữ gìn an ninh trật tự.
Chứng viêm ruột thừa, theo cơ chế trên, là do bạo loạn mạnh quá, đồn biên phòng này yếu quá, bị địch tấn công nhất thời.
Xét ra, giữ sức khỏe cho ruột thừa rất là quan trọng mà chúng ta không nên khinh suất.
Trung khu thần kinh
Trước giờ, đa số đều nghĩ rằng não là trung khu thần kinh của cơ thể. Nhưng té ra, không phải như thế.
Cơ thể có 2 hệ thần kinh, 1 là thần kinh thực vật và 2 là thần kinh chủ động (xin dùng từ ngữ nôm na để phân biệt và dễ hiểu).
Hệ thần kinh thực vật, nằm chủ yếu ở ổ bụng, mà chính xác là ruột.
Hệ thần kinh chủ động, cái gọi là trí khôn, là suy xét, là kỹ năng mềm v.v… nằm rải rác dọc cột sống lưng.
Luân xa chính là các điểm giao nhau của các hệ thần kinh, tạm hiểu là các trung khu thần kinh.
Điều này có thể dễ hiểu khi liên tưởng đến sống lưng 1 con ếch. Các hạch thần kinh nằm dọc theo cột sống. Ở người cũng như vậy, biểu hiện bằng các luân xa.
Chức năng của Bộ não
Bộ não, không phải là nơi tạo ra các sáng kiến, cũng không phải là nơi cảm xúc dạt dào dâng sóng.
Bộ não, thật ra chỉ là… trung tâm tiếp nhận và chuyển giao thông tin. Các nơ ron thần kinh là tế bào dẫn truyền xung điện rất lớn. Thông tin đi từ nơ ron này, chuyển qua nơ ron kia, truyền đến tủy sống. Cơ chế này hầu hết y khoa đều công nhận.
Vậy các nơ ron là Shipper thôi, không lưu trữ gì cả. Trí nhớ không lưu trữ ở não.
Bằng chứng là khi bị tổn thương não, trí nhớ bị mất do 1 bộ phận Shipper này bị tê liệt, tuyến giao thông đến nơi lưu trữ thông tin bị ngắt kết nối, thông tin không được truy xuất khi cần thiết.
Sau khi vùng não tổn thương hồi phục, trí nhớ có thể được phục hồi là vậy. Nếu não chứa thông tin, thì chẳng khác nào kho bị cháy, hàng hóa bị cháy, xây lại kho mới thì được chứ hàng hóa cũ đâu thể phục hồi.
Trí khôn và sự thông thái nằm ở đâu?
Sự thông thái của con người, ngoài phương diện lý luận, còn có phương diện cảm xúc. 1 hệ thống thông tin dẫn truyền, khi tạo ra thành phẩm là câu nói, lời văn, hành động… đều bị trộn lẫn với Cảm xúc cá nhân.
Trung khu cảm xúc này lại nằm ở… thủy tinh thể và trái tim.
Tim bơm máu khắp cơ thể, đồng thời bơm luôn các cảm xúc chạy khắp cơ thể. Khi gan nóng, tạo ra sự bực bội giận dữ, cái giận này theo máu từ gan đổ về tim, và tim bơm đi khắp cơ thể.
Thủy tinh thể là trái tim của nước, dòng nước luân chuyển khắp cơ thể và tế bào.
Nước là vật chất thứ 2 đóng vai trò truyền thông tin, song song với các nơ ron thần kinh. Để dễ hiểu, các nơ ron thần kinh chỉ nằm 1 chỗ, lắc lư qua lại và đẩy thông tin từ bàn này qua bàn kia trong 1 văn phòng bó hẹp mà thôi.
Mớ thông tin đó, muốn đi tới từng tế bào để thi hành, thì cần 1 bộ phận phủ khắp hang cùng ngõ hẻm, vượt ra ngoài 4 bờ tường của cái văn phòng não – tủy. Lực lượng đó chính là nước.
Nước vận chuyển rất nhiều loại thông tin, bao gồm tình trạng sức khỏe của tế bào, cảm xúc của cơ thể… Hèn chi dân gian xưa nay đều nói Mắt là cửa sổ tâm hồn.
Câu giang hồ hay nói, “Trái tim lầm chỗ để trên đầu”, có vẻ… sai lắm lắm.
Khiêm Thiền xin hầu chuyện ở 1 bài khác về Sự thông thái của Con tim.