Chuyện cái áo thầy tu

chiếc áo người tu

Người xuất gia và người cư sĩ khác nhau chỗ nào?

Dĩ nhiên chiếc áo không làm nên thầy tu rồi. Kể cả giấy chứng nhận công nhận cũng ko làm nên 1 người thầy tu. Và cũng sẽ có trường hợp người có tóc bận áo sơ mi nhưng sống đời tu sĩ không khác gì thầy tu.

Vậy cái khác nhau của 1 người thầy tu (xuất gia thoát tục đúng nghĩa) và cư sĩ (người tu tâm theo đạo Phật nhưng vẫn còn sống theo đời thường) là gì?Xin thưa, đó là giới luật.

Người cư sĩ tại gia thì chỉ cần giữ và hành trì 5 giới căn bản. Người muốn “nâng cao” hơn thì 8 giới. Cao hơn nữa, mà thường là các vị xuất gia có cạo đầu, vô chùa ở, thì sẽ đến mấy chục, mấy trăm giới luật (tùy cấp độ và số năm tu).

Có những vị cư sĩ nguyện sống đời tu sĩ, cũng phát nguyện thực hành mấy trăm giới luật này tại gia. Giữ giới tức là mỗi niệm mỗi giây đều nghiêm túc giữ giới, nếu lỡ có phạm giới thì phải sám hối và lần sau phải tránh không phạm nữa.

Nếu người bận đồ tu nhưng không giữ giới thì sao? Phật tử tại gia thường có lòng cung kính sư thầy sư ni xuất gia, sẽ tôn kính hành lễ và cúng dường. Người tu không giữ giới nghiêm, nhận cung kính và cứng dường từ bá tánh, sẽ mang nợ và nghiệp ngày càng nhiều.

Người cư sĩ tu tại gia giữ giới nghiêm túc như các thầy thì sao? Tự thân phước đức hạnh và công năng tu tập, cũng như sự lan tỏa Pháp, giúp đỡ bá tánh của vị này khiến người khác tri ân và tôn kính, họ cung kính và cúng dường hỗ trợ vị ấy tu tập, thì vị ấy có thể nhận và tích cực tu tập giữ giới để không dính vào nợ nghiệp của cúng dường ấy.

1 xã hội quá nhiều người, quá nhiễu nhương, người cư sĩ khó phân biệt người giữ giới hay không, nên sẽ cần những chùa chiền, sư thầy … Chứng nhận cho 1 người là xuất gia hay không. Nhưng không có nghĩa sự công nhận này là điều kiện cần và đủ. Bản thân giới luật và nhân quả là quan tòa xét nhận 1 người tu thật hay không/ tự trong lòng họ và đức hạnh của họ sẽ nói lên tất cả, bất kể chiếc áo trên người là gì.

Viết một bình luận